Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp Hồ Quang Huy chủ trì cuộc họp; Chuyên gia cao cấp Đinh Trung Tụng, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng dự.
Thông tin về cuốn Cẩm nang nghề Tư pháp, đồng chí Hồ Quang Huy cho biết, mục đích chủ yếu xây dựng cuốn Cẩm nang nghề Tư pháp nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết liên quan đến các lĩnh vực quan trọng, chủ yếu của Bộ, ngành; đồng thời cung cấp kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành phát triển của Bộ, ngành, giới thiệu một cách khái quát các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ - điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành ngày càng được mở rộng. Trên cơ sở đó, Thường trực Đoàn Thanh niên Bộ đã chỉ đạo các Chi đoàn tiến hành nghiên cứu, bước đầu xây dựng dự thảo cuốn Cẩm nang này.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Cuốn cẩm nang có kết cấu 3 phần, nội dung lựa chọn một số lĩnh vực của Bộ để xây dựng các chuyên đề như: cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ các giai đoạn; quy trình xây dựng và một số kinh nghiệm cần thiết trong các công tác phân tích, đánh giá chính sách, góp ý thẩm định văn bản QPPL; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản…
Đồng chí Hồ Quang Huy cũng chia sẻ băn khoăn về việc lựa chọn các lĩnh vực để viết chuyên đề trong cuốn Cẩm nang đồng thời xin ý kiến về một số vấn đề như: bổ sung thêm một số lĩnh vực công tác khác của Bộ vào cuốn Cẩm nang; sự phù hợp trong cách tiếp cận giải quyết các vấn đề đặt ra; những nội dung cần phải chỉnh sửa thêm…
Chuyên gia cao cấp Đinh Trung Tụng, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại hội nghị
Khẳng định sự quan trọng và cần thiết của cuốn Cẩm nang nghề Tư pháp, đặc biệt đối với các công chức trẻ mới vào nghề, Chuyên gia cao cấp Đinh Trung Tụng cho rằng, phải làm rõ một số khái niệm như “cẩm nang”, “nghề Tư pháp”, bởi xác định được nội hàm của khái niệm này mới xác định được phạm vi của cuốn Cẩm nang. Đồng chí cũng đưa ra 5 yêu cầu cho việc viết và hoàn thiện một chuyên đề. Đồng thời đánh giá, trong 9 chuyên đề thì có 8 chuyên đề cập đến kỹ năng cụ thể, tuy nhiên một số chuyên đề cần tiếp tục làm sâu sắc thêm.
Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Thị Kim Thoa thì đề nghị, cần cân nhắc thêm về tên gọi của cuốn sách, có thể thay bằng Sổ tay giới thiệu nghề Tư pháp thay vì Cẩm nang nghề Tư pháp. Bởi theo đồng chí, cẩm nang được hiểu là: “chia sẻ kinh nghiệm, cách thức xử lý vấn đề, đi qua vấn đề” và nó phải có độ sâu của những chuyên gia và các nhà chuyên môn.
Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Thị Kim Thoa chia sẻ tại hội nghị
Đưa ra ý kiến về một số chuyên đề trong dự thảo cuốn Cẩm nang, theo đồng chí Nguyễn Thị Kim Thoa, cuốn Cẩm nang còn thiếu Kỹ năng xử lý về mâu thuẫn pháp luật. Đồng chí cho rằng, đây là một kỹ năng mà nhà xây dựng pháp luật nào cũng phải biết, nhất là đối với công chức trẻ, nếu xảy ra mâu thuẫn xung đột pháp luật, thì cách xử lý như thế nào, do vậy kỹ năng xử lý về mâu thuẫn pháp luật sẽ giúp tìm ra cách thức, con đường đi để tránh mâu thuẫn.
Đồng chí Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phát biểu tại hội nghị
Bên cạnh việc cho ý kiến về chuyên đề liên quan đến kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, pháp điển văn bản QPPL, đồng chí Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng nên cân nhắc thêm về tên gọi của cuốn sách, có thể là Giới thiệu hoặc Tìm hiểu về nghề Tư pháp. Cũng theo đồng chí Đồng Ngọc Ba cuốn sách cần có ý kiến của các đơn vị chuyên môn hoặc sự tham gia thêm của Lãnh đạo các đơn vị chuyên môn để bảo đảm tính chuyên môn và độ tin cậy cao.
Tại cuộc họp thẩm định, đại diện lãnh đạo một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ cũng đánh giá cao về dự thảo cuốn Cẩm nang nghề tư pháp, đồng thời cho ý kiến sâu đối với chuyên đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị và khẳng định, việc xuất bản cuốn Cẩm nang này rất có ý nghĩa và sẽ là người bạn đồng hành của các công chức trẻ Bộ Tư pháp.
Cảm ơn các ý kiến đóng góp từ các đại biểu, đồng chí Hồ Quang Huy khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu toàn bộ các ý kiến trong cuộc họp thẩm định để sớm hoàn thiện dự thảo cuốn Cẩm nang nghề tư pháp.
An Như
- Kết quả thực hiện đi cơ sở theo chủ trương “1+2” của cán bộ Cơ quan chuyên trách Đoàn Khối năm 2024
- Tọa đàm Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Tuyên truyền Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức
- TRAO ĐỔI, CHIA SẺ NGHIÊN CỨU VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ HIỆN NAY
- TỌA ĐÀM TUYÊN TRUYỀN LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT VIÊN CHỨC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
- ĐOÀN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TUYÊN TRUYỀN VÀ CẬP NHẬT KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN KẾT HỢP HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ QUÝ IV
- SEMINAR VỀ TƯ DUY LÃNH ĐẠO THÍCH ỨNG CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ HIỆN NAY
- Đoàn Khối các cơ quan Trung ương: Thực hiện hiệu quả việc xây dựng Đoàn cơ sở “3 chủ động”
- Đoàn Cơ quan Trung ương Đoàn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024
- ĐOÀN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TỔ CHỨC TỌA ĐÀM TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT NĂM 2024
- ĐOÀN BỘ TƯ PHÁP, BỘ CÔNG THƯƠNG, VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM TỔ CHỨC THAM QUAN BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM