Giáo sư Nguyễn Xuân Thắng trình bày tham luận tại Hội nghị
Theo đó, tại Hội nghị, giáo sư Nguyễn Xuân Thắng cho biết: cuốn sách bao gồm 29 bài viết, bài phát biểu được tuyển chọn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay. Cuốn sách là kết quả của sự kết tinh trí tuệ, kế thừa tư tưởng của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư qua nhiều nhiệm kỳ. Nội dung xuyên suốt trong 29 bài viết là sự phân tích biện chứng, lý giải thấu đáo những câu hỏi lớn về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư nhằm thể hiện rõ và làm sâu sắc thêm bản chất, giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội trên các bình diện: chính trị, kinh tế, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... bằng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, cách diễn đạt dung dị, gần gũi, dễ hiểu đối với mọi tầng lớp nhân dân, được chắt lọc từ đời sống thực tiễn sinh động của đất nước.
Qua tham luận, giáo sư Nguyễn Xuân Thắng dành phần lớn thời gian chia sẻ sâu rộng, toàn diện về các vấn đề lớn như: CNXH và việc Việt Nam lựa chọn con đường đi lên CNXH cũng như về mô hình CNXH của Việt Nam, nhận định rõ bối cảnh tình hình bên ngoài, cơ hội và thách thức đối với đất nước, xác định nền tảng và cách tiếp cận mới về tầm nhìn, mục tiêu phát triển của đất nước sau 35 năm đổi mới...
GS. Nguyễn Xuân Thắng (thứ tư từ trái qua) tại lễ ra mắt cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông cũng nhấn mạnh tới 3 trụ cột quan trọng được Tổng Bí thư đề cập đến trên con đường đi lên CNXH của nước ta là: kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và nền dân chủ XHCN Việt Nam và 2 nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam là sự lãnh đạo của Đảng và việc lấy dân làm gốc, nhân dân là trung tâm, là chủ thể, là cội nguồn sức mạnh của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với công tác đối ngoại và ngành ngoại giao, giáo sư Nguyễn Xuân Thắng cũng khẳng định ý nghĩa, vai trò tiên phong, đặc trưng của trường phái đối ngoại và ngoại giao mà Đảng ta luôn đi theo lời dậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường…
Nhiều thảo luận sâu đã được đặt ra giữa các đại biểu và diễn giả về các vấn đề như việc xác định cách tiếp cận phù hợp, hài hòa giữa đảm bảo độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng; nỗ lực quảng bá mô hình CNXH của Việt Nam với các đối tác, bạn bè trong cộng đồng quốc tế; kết hợp nhuần nhuyễn giữa mục tiêu duy trì môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia… Qua đó có thể thấy, việc nghiên cứu, học tập theo nội dung cuốn sách có ý nghĩa to lớn trong công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đặc biệt là tổng kết lý luận về đường lối đổi mới và những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tính quy luật từ thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thông qua luận bàn, các chuyên gia, nhà khoa học đã đánh giá, cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tài liệu quý, một công trình có tầm khái quát lý luận cao, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng có của Đảng ta về mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh để thêm hiểu và vững tin rằng CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang nỗ lực phát triển, hướng tới là một xã hội "thực sự vì con người; sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn; sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai; một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân".
Đồng thời, khẳng định cuốn sách cũng là tài liệu quan trọng để cơ sở Đảng các cấp tổ chức quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã ở Việt Nam, tạo nên sự thống nhất tư tưởng trong toàn xã hội, nhằm phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện toàn diện những mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
- Tọa đàm Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Tuyên truyền Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức
- TỌA ĐÀM TUYÊN TRUYỀN LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT VIÊN CHỨC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
- ĐOÀN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TUYÊN TRUYỀN VÀ CẬP NHẬT KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN KẾT HỢP HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ QUÝ IV
- ĐOÀN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TỔ CHỨC TỌA ĐÀM TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT NĂM 2024
- ĐOÀN BỘ TƯ PHÁP, BỘ CÔNG THƯƠNG, VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM TỔ CHỨC THAM QUAN BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
- ĐOÀN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
- ĐOÀN BỘ NGOẠI GIAO TỔ CHỨC TỌA ĐÀM HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2024
- ĐOÀN THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TỔ CHỨC TỌA ĐÀM HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2024
- ĐOÀN VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ QUÝ IV
- Tọa đàm Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Vai trò của Truyền thông trong Kỷ nguyên Số