75 năm trước, tầng 1 của ngôi nhà là gian hàng bán vải tơ lụa mở ra phố Hàng Ngang, sân, nhà kho để xe ở phía sau có cổng ra phố Hàng Cân. Tầng 2 là phòng khách, phòng ăn. Tầng 3, tầng 4 dùng để ở. Với vị trí thuận lợi, là cơ sở Cách mạng từ tiền khởi nghĩa, ngôi nhà đã được T.Ư Đảng chọn làm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 25/8 - 2/9/1945.
Qua những hình ảnh tư liệu, hiện vật và những chia sẻ của hướng dẫn viên, các đoàn viên cơ quan T.Ư Đoàn như ngược dòng thời gian hiểu thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hiểu thêm những ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...
Đồng thời, cảm nhận thêm sự giản dị và dành hết tâm sức cho cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã từ chối phòng đủ tiện nghi ở tầng 3 mà chọn tầng 2 để làm việc cùng các đồng chí trong Trung ương Đảng.
Tầng 2 ngày nay vẫn còn đó. Phòng ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rộng khoảng 20m2, đồ đạc rất đơn giản với chiếc bàn tròn, ghế bành có lưng tựa cao bọc vải, chiếc đi văng, tủ gỗ màu cánh gián và chiếc giường vải xếp. Chính căn phòng nhỏ này, Người đã khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Dọc theo lối hành lang, qua một giếng trời là căn phòng có chiếc bàn gỗ hình chữ nhật, chiếc tủ gỗ màu cánh gián, chiếc bàn vuông đặt máy đánh chữ. Đây vốn là phòng ăn của gia đình đã được sử dụng làm phòng họp của Người và các đồng chí trong T.Ư Đảng trao đổi nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có thông qua ba nội dung Tuyên ngôn độc lập, tổ chức lễ Quốc khánh, thành phần Chính phủ Lâm thời.
Tại đây, đoàn viên, thanh niên Cụm III đã dâng hương, kính cẩn nghiêng mình tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn đại biểu đã tham quan và ôn lại lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc gắn với di tích cách mạng Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang. Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, ngôi nhà là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Hơn 7 thập kỷ trôi qua, ngôi nhà và những kỷ vật mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường dùng trong những ngày mà Người sống và làm việc tại nơi đây được gìn giữ, phát huy. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang đã trở thành một di tích lịch sử thiêng liêng, một địa chỉ đỏ để các thế hệ sau tìm hiểu, học tập về nơi ra đời của Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Tọa đàm Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Tuyên truyền Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức
- TỌA ĐÀM TUYÊN TRUYỀN LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT VIÊN CHỨC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
- ĐOÀN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TUYÊN TRUYỀN VÀ CẬP NHẬT KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN KẾT HỢP HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ QUÝ IV
- ĐOÀN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TỔ CHỨC TỌA ĐÀM TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT NĂM 2024
- ĐOÀN BỘ TƯ PHÁP, BỘ CÔNG THƯƠNG, VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM TỔ CHỨC THAM QUAN BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
- ĐOÀN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
- ĐOÀN BỘ NGOẠI GIAO TỔ CHỨC TỌA ĐÀM HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2024
- ĐOÀN THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TỔ CHỨC TỌA ĐÀM HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2024
- ĐOÀN VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ QUÝ IV
- Tọa đàm Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Vai trò của Truyền thông trong Kỷ nguyên Số