Vì vậy, việc nhận diện đúng những nhận thức và hành động sai lầm, cũng như tiếp tục kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay của Đảng ta. Theo đó, việc kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền là cần nhận thức rõ và thực hành tốt những nội dung chủ yếu sau:
1. Cầm quyền là một nhiệm vụ chính trị, là sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trước hết, cần hiểu đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là sự tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng cầm quyền vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Cùng một bản chất, nhưng tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền có sự phát triển hơn, đó là “Đảng của giai cấp”, “Đảng của cả dân tộc”, “Đảng của toàn dân”, “Đảng ở trong xã hội”, “Đảng do nhân dân tham gia quá trình tổ chức, kiểm tra, giám sát”… Vì vậy, những nhận thức, quan điểm như: Một là, tuyệt đối hóa lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin; hai là, chỉ coi tư tưởng Hồ Chí Minh là duy nhất đúng đắn; ba là, phủ nhận, hạ thấp chủ nghĩa Mác - Lênin, đối lập, rồi đi đến xuyên tạc, bóp méo, phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh… đều là sai lầm. Theo đó, những tư tưởng, quan điểm và hành động sai lầm còn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, đảng viên hoặc từ phía các thế lực thù địch, cơ hội về chính trị đều phải được nhận diện, phê phán và đấu tranh.
Tiếp đến, cần phải hiểu đúng vấn đề Đảng cầm quyền là nhiệm vụ chính trị và đó là sứ mệnh lịch sử của Đảng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Khi chưa có chính quyền, phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng là do các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đến các hội, đoàn thể và các quần chúng “cốt cán”, đến từng người dân, từ đó tổ chức nhân dân thực hiện đường lối của Đảng. Khi đó, quan hệ giữa Đảng với nhân dân là quan hệ máu thịt, mọi sự xa rời nhân dân đều dẫn đến tổn thất cho cách mạng, cho tổ chức đảng. Lúc này, trong Đảng không có điều kiện để phát sinh tệ tham nhũng quan liêu, ức hiếp quần chúng. Khi Đảng đã giành được chính quyền thì chính quyền là công cụ mạnh mẽ, sắc bén nhất để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Đảng lãnh đạo chính quyền (Nhà nước) thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Lúc này, Đảng lãnh đạo chính quyền và thông qua chính quyền để nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội…
Từ vấn đề căn bản trên cho thấy, cầm quyền và lãnh đạo chính quyền nhà nước và xã hội là một nhiệm vụ không thể thiếu, là sứ mệnh lịch sử mà giai cấp, dân tộc và nhân dân đã giao cho Đảng. Những tư tưởng, quan điểm cho rằng: Một là, Đảng chỉ có vai trò lịch sử trong đấu tranh giành chính quyền, còn khi đã giành được độc lập dân tộc thì nên thực hành liên minh các đảng để củng cố, xây dựng chính quyền nhà nước; hai là, khi Đảng đã cầm quyền thì Đảng phải là chính quyền, một mình nắm giữ chính quyền và làm các chức năng của chính quyền… đều là sai lầm, không nắm vững tinh thần và thực hành đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đảng ta là một đảng cầm quyền”. Những kiểu dạng quan điểm, tư tưởng này hoặc không hiểu bản chất tư tưởng về đảng cầm quyền; hoặc là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị; hoặc là rơi vào lập trường đối lập, thù địch và cơ hội về chính trị.
2. Đảng cầm quyền thì vấn đề quan trọng nhất là phải xác định cho được đường lối đúng đắn để phục hưng và phát triển đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Thấy rõ vấn đề quan trọng của việc xác định đương lối chính trị của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu toàn Đảng phải nâng cao trình độ lý luận, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, Người đã chỉ rõ phải căn cứ vào thực tiễn Việt Nam vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn Việt Nam đang đặt ra. Do đó, nếu chúng ta có làm khác so với Liên Xô, hay khác với Trung Quốc nhưng đem lại lợi ích cho dân cho nước thì như vậy chúng ta vẫn là mác xít. Đó là những chỉ dẫn hết sức quan trọng định hướng cho tư duy lãnh đạo của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng, nhất là trong thời kỳ Đảng đã giành được và lãnh đạo chính quyền.
Để xác xác định đường lối chính trị đúng đắn của Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn nhắc nhở, ngăn ngừa, uốn nắn những nhận thức, tư tưởng sai lầm trong Đảng, đó là: “Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”[1]. Năm 1955, nói chuyện tại Phân hiệu II trường Nguyễn Ái Quốc, Người đã nhắc đối với cán bộ, đảng viên: “Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài. Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của Tổ quốc, của giai cấp”[2]. Nhân Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ðảng (1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ðảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Ðảng ta không có lợi ích gì khác”…
Như vậy, xác định đường lối chính trị đúng đắn của Đảng là vấn đề quan trọng nhất của Đảng cầm quyền mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Không có được đường lối chính trị đúng đắn của Đảng thì Đảng không thể làm tròn sứ mệnh cầm quyền. Nếu Đảng và một bộ phận đảng viên của Đảng không chăm lo đến việc xây dựng đường lối chính trị của mình, chỉ quan tâm đến việc làm sao mau thăng quan, tiến chức trong Đảng và trong bộ máy chính quyền nhà nước thì không chỉ là vấn đề nhận thức chính trị sai làm mà còn là những hành động biểu hiện sự xa rời những tư tưởng căn bản về Đảng cầm quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra. Suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là khi tổ chức các hội nghị Trung ương và các kỳ đại hội Đảng, toàn Đảng và cán bộ, đảng viên của Đảng vừa phải quán triệt, nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng về Đảng cầm quyền, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những biểu hiện sai lầm cả về nhận thức và hành động trong xây dựng đường lối của Đảng.
3. Phải thấm nhuần và thực hành nghiêm túc tư tưởng: “Ðảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Ðảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”
Để làm cho Đảng ta xứng đáng là một đảng cầm quyền, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn một lần nữa trong Di chúc của Người đối với toàn Đảng, nhất là đối với cán bộ đảng viên. Như vậy, sứ mệnh cầm quyền và lãnh đạo chính quyền nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam có thành công hay không, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chính là tùy thuộc vào sự tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên; phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo, sự trong sạch cần kiệm liêm chính, chí công vô tư và phẩm chất đạo đức là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Đảng cầm quyền, nhưng cán bộ phải có năng lực lãnh đạo và phẩm chất là đầy tớ trung thành của nhân dân. Đây là vấn đề mấu chốt, là sự hiểu đúng bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền. Cần phải thấy rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá rất cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, rằng: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của người cán bộ, đảng viên luôn được Người coi là tiêu chí hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để Đảng thực hành đúng sự cầm quyền của mình đối với Nhà nước, xã hội.
Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả; giữ vững bản lĩnh chính trị của Đảng, của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên. Đây là nội dung trọng tâm trong xây dựng Đảng về chính trị mà văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định. Rõ ràng, năng lực cầm quyền của Đảng và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là hai tiêu chí nội dung căn bản, bảo đảm cho Đảng ta thực sự là một đảng cầm quyền. Những nhận thức và hành động chỉ hướng đến chăm lo “thu vén”, củng cố quyền lực, địa vị cá nhân, nhất là đối với những người có chức, có quyền, mà không chú ý đến nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, chăm lo tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đầy tớ trung thành của nhân dân là hoàn toàn sai lầm.
Những cá nhân, tổ chức cơ sở đảng nào, cấp ủy nào không nhận thức đúng đắn và thực hiện nghiêm túc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền sẽ không chỉ làm hạn chế đến phương thức, nội dung cầm quyền của Đảng, mà còn làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Những thiếu sót này cần được nhận thức đầy đủ và khắc phục kịp thời trong tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, Nxb. CTGT, H. 2011, tr. 289.
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, Nxb. CTGT, H. 2011, tr. 67.
PGS. TS. Nguyễn Văn Quang (Viện KHXHNVQS BQP)
- Kết quả thực hiện đi cơ sở theo chủ trương “1+2” của cán bộ Cơ quan chuyên trách Đoàn Khối năm 2024
- Tọa đàm Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Tuyên truyền Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức
- TRAO ĐỔI, CHIA SẺ NGHIÊN CỨU VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ HIỆN NAY
- TỌA ĐÀM TUYÊN TRUYỀN LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT VIÊN CHỨC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
- ĐOÀN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TUYÊN TRUYỀN VÀ CẬP NHẬT KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN KẾT HỢP HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ QUÝ IV
- SEMINAR VỀ TƯ DUY LÃNH ĐẠO THÍCH ỨNG CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ HIỆN NAY
- Đoàn Khối các cơ quan Trung ương: Thực hiện hiệu quả việc xây dựng Đoàn cơ sở “3 chủ động”
- Đoàn Cơ quan Trung ương Đoàn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024
- ĐOÀN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TỔ CHỨC TỌA ĐÀM TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT NĂM 2024
- ĐOÀN BỘ TƯ PHÁP, BỘ CÔNG THƯƠNG, VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM TỔ CHỨC THAM QUAN BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM