PGS,TS Trần Thọ Quang, Phó Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và TS Chu Đức Tính, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh đồng chủ trì Tọa đàm.
PGS,TS Trần Thọ Quang phát biểu khai mạc Tọa đàm
Trao đổi tại Tọa đàm, TS Chu Đức Tính khẳng định, Di chúc là một văn kiện cô đọng, súc tích, đúng như tác phong viết của Bác. Nhưng, chỉ 10 trang Di chúc ấy đã thể hiện mọi điều, mọi việc, mọi người, Bác không quên một ai, Bác không bỏ sót một điều gì. Bác dặn về chỉnh đốn Đảng, Bác dặn về quyết tâm giải phóng miền Nam, Bác dặn về chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, Bác dặn về nâng cao đời sống nhân dân, chăm lo phúc lợi cho nhân dân, Bác dặn về phong trào chủ nghĩa quốc tế, Bác dặn về việc riêng, Bác dặn phải đi lên Chủ nghĩa xã hội… Có những điều mà càng ngày ta mới càng thấm thía hơn tính nhân văn của Hồ Chủ tịch trong mỗi lời di chúc.
Di chúc là một văn kiện ngắn gọn, súc tích, là tổng kết lịch sử, định hướng tương lai, như một cẩm nang để tiếp tục đi theo ngọn cờ của Bác, di chúc cũng thể hiện tình yêu thương con người của lãnh tụ Hồ Chí Minh. TS Chu Đức Tính nhấn mạnh, học tập là một việc mà suốt đời mỗi người cần làm, chính Bác cũng đã làm thế và căn dặn chúng ta như thế. Do đó, mỗi một lần kỷ niệm những sự kiện đặc biệt liên quan đến Bác như sự kiện này, chúng ta lại nhớ về tấm gương đạo đức Bác Hồ, nhớ về lời dặn của Bác Hồ để tự rèn luyện mình.
TS Chu Đức Tính trao đổi tại Tọa đàm
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn bản gốc do Người viết từ ngày 10-5-1965 đến ngày 19-5-1969. Suốt 50 năm qua, bản Di chúc được coi là di sản văn hóa vô cùng quý báu của Đảng, của dân tộc ta và được bảo quản đặc biệt. Bản Di chúc được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2012 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng, cách mạng và dân tộc ta thì Di chúc là một văn kiện lịch sử có giá trị lý luận, thực tiễn không chỉ cho giai đoạn cách mạng đã qua mà còn cho cả những chặng đường sắp tới của cách mạng Việt Nam. Đó là những lời căn dặn đầy tâm huyết của một tấm gương suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân về khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước; về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; về chiến lược con người; về kế hoạch xây dựng lại đất nước sau chiến tranh; về tình đoàn kết quốc tế… Bản Di chúc là tác phẩm được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị trong thời gian tương đối dài, từ năm 1965 đến năm 1969, trong đó tổng kết những quan điểm, tư tưởng, đồng thời thể hiện rõ những trăn trở, suy tư cũng như mong mỏi, hy vọng của Người.
Tọa đàm được tổ chức nhằm làm rõ bối cảnh lịch sử ra đời của bản Di chúc, những nội dung và giá trị chính của Di chúc, việc công bố Di chúc và những kết quả đạt được trong 50 năm thực hiện Di chúc từ thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó tiếp tục khẳng định giá trị thực tiễn của bản Di chúc lịch sử và rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm
- Tọa đàm Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Tuyên truyền Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức
- TỌA ĐÀM TUYÊN TRUYỀN LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT VIÊN CHỨC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
- ĐOÀN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TUYÊN TRUYỀN VÀ CẬP NHẬT KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN KẾT HỢP HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ QUÝ IV
- Đoàn Cơ quan Trung ương Đoàn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024
- ĐOÀN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TỔ CHỨC TỌA ĐÀM TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT NĂM 2024
- ĐOÀN BỘ TƯ PHÁP, BỘ CÔNG THƯƠNG, VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM TỔ CHỨC THAM QUAN BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
- ĐOÀN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ
- ĐOÀN BỘ NGOẠI GIAO TỔ CHỨC TỌA ĐÀM HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2024
- ĐOÀN THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TỔ CHỨC TỌA ĐÀM HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2024
- ĐOÀN VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ QUÝ IV