Mỗi ngày một tin tốt
[Mỗi ngày một tin tốt] Hành trình tìm lại ánh sáng của cô giáo từng nghĩ cả đời sống trong bóng tối
T5, 15/12/2022 - 10:12
Ở Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa, cô giáo Lê Thị Ánh Dương được biết đến là một tấm gương sáng về nghị lực phi thường. Là nạn nhân của vụ tạt axit kinh hoàng khi mới 21 tuổi, nhưng sau hơn 20 năm, cô Dương đã vượt qua tất cả nỗi đau thể xác và tinh thần để trở thành giáo viên dạy môn Tiếng Anh bằng chữ nổi duy nhất của tỉnh Thanh Hóa và cũng là người khiếm thị duy nhất của tỉnh được đặc cách vào biên chế trong ngành Giáo dục. Kẻ gây ra tội ác khiến đôi mắt cô giáo trẻ Ánh Dương bị mù, khuôn mặt chằng chịt vết sẹo lại chính là người một thời yêu cô say đắm. Cô Dương từng có một thanh xuân tươi đẹp.
Ra trường, cô Dương công tác tại một trường cấp II ở huyện Quảng Xương . Khi đó, trên đường đi dạy thêm về, cô Dương bị hai người đàn ông tạt thứ gì đó lành lạnh vào mặt và ngay sau đó là cảm giác cháy da, cháy thịt ập đến. Thứ chất lỏng tạt vào cô Dương chính là axit đã khiến cô bị bỏng 95% cơ thể. Lúc đó, cô Dương và mọi người đều nghĩ, tất cả mọi thứ từ công danh sự nghiệp, hoài bão ước mơ đã đóng sập cánh cửa.
“Rời bệnh viện trở về nhà, tôi đóng cửa vì mặc cảm, không muốn gặp ai, kể cả bạn bè”, cô Dương trải lòng. Cô Dương cảm nhận rõ ràng sự lạnh lẽo đến đáng sợ của bóng tối, thứ mà cô sẽ phải sống cùng trong suốt phần đời còn lại.
Hai năm sau ngày tai họa ập xuống, nỗi đau dần nguôi ngoai, cô Dương quyết tâm làm lại cuộc đời. Gần một năm, Ánh Dương kiên trì học chữ nổi và học nghiệp vụ dạy trò khiếm thị. Được trở lại với cái nghề mà mình yêu thích, cô Dương như được sống lại một lần nữa. Bởi vậy, bài học đầu đời cô Dương dạy các em không phải là những con chữ, những phép tính, mà là giúp các em xóa bỏ mặc cảm, mở rộng trái tim, hòa nhập cuộc sống.
“Vì thế, tôi tâm huyết với nghề và muốn dốc hết sức lực để dạy các em», cô Dương tâm sự. Cô Dương chia sẻ, đối với học sinh khiếm thị thì dạy các em là phải sờ bằng tay, phải kiên trì. Thời gian đầu cũng rất khó khăn, cứ nghĩ không làm được khi mà cô giáo và học sinh đều không nhìn thấy. Thế nhưng, sau này cô nhận ra, cả cô và trò đều không nhìn thấy ánh sáng thì sự tương tác cũng rất nhạy cảm.
Cô cảm nhận được các em có chú tâm học hay không và cũng biết được các em đang học hay làm việc riêng. Với cô Dương, học trò đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô. Cô bảo, những ngày phải đi học xa, hay những ngày nghỉ hè quá lâu, không gặp các em thấy rất trống vắng. “Các cô mắt sáng đã thấy có tình cảm khác, còn tôi là người cùng cảnh thì lại càng thấy tình cảm đặc biệt hơn”, cô Dương bộc bạch.
Nếu tình yêu thương học trò giúp cô Dương đứng dậy thì tình yêu của người chồng hiện tại đã cho cô thêm một lần nữa niềm tin vào cuộc sống. Tháng 8/2005, dù chưa được gia đình cho phép, người yêu đã cùng cô Dương mang hộ khẩu tới phường đăng ký kết hôn rồi dọn ra ngoài thuê trọ sống. Niềm vui nhân đôi khi năm 2008, vợ chồng cô Dương đón đứa con gái chào đời. “Có lẽ định mệnh khiến ngày tôi sinh ra mang một tên khác nhưng một thời gian sau, bố lại đổi tên tôi là Ánh Dương, bố muốn con gái của bố luôn vươn lên tỏa sáng như ánh mặt trời.
Để tôi thấy mình vẫn còn là người có ích cho xã hội”, cô giáo Ánh Dương trải lòng. Tình thương và niềm đồng cảm với các em nhỏ khuyết tật đã cho cô giáo Ánh Dương niềm vui và nghị lực sống.
CÁC TIN TỨC KHÁC
- HÀNG TRĂM SẢN PHẨM THỦ CÔNG DO CÁC CỤ U90 TỰ TAY LÀM ĐƯỢC BÀY BÁN ĐỂ DÙNG TIỀN HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI BÃO LŨ
- BỮA ĂN CỦA HỌC TRÒ SAO LẠI ÍT THỊT HƠN MỌI NGÀY ?
- “NĂM 2022 CON CÒN ĐỦ BỐ MẸ VÀ EM GÁI.NĂM 2024 CHỈ CÒN MỘT MÌNH CON!…”
- “NÉT CHỮ NẾT NGƯỜI” CỦA THẦY GIÁO VÙNG CAO
- “MỘT NGHÌN ĐỒNG CŨNG LÀ TẤM LÒNG,BÁC XIN”
- SAU THẢM HOẠ THIÊN TAI LÀNG NỦ: CẦN “CỨU TRỢ” TÂM LÝ ĐỂ GIÚP NGƯỜI DÂN VƯỢT QUA NỖI ĐAU
- BẾP CƠM DI ĐỘNG DÃ CHIẾN
- M-TP ENTERTAINMENT HỖ TRỢ XÂY ĐIỂM TRƯỜNG LIÊN CẤP CHO THÔN LÀNG NỦ
- HÌNH ẢNH “ĐỘI TÌM KIẾM” ĐẶC BIỆT 14 NGÀY TẠI LÀNG NỦ
- GIỌT NƯỚC MẮT CỦA SỰ BIẾT ƠN…
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
VIDEO SỰ KIỆN
MUSIC
Tiện ích
Liên kết website