Ngày 5.4, câu chuyện nói trên được các fanpage mạng xã hội đăng tải đã thu hút hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ. Theo đó, chiều 4.4, khi phát hiện một em nhỏ 2 tuổi bị đuối nước tại khu vực sông Nhân Hòa chảy qua xóm Bắc Nhân Hòa (xã Nghi Thuận, H.Nghi Lộc, Nghệ An), em Nguyễn Thị Bảo Thi (học sinh lớp 6A, Trường THCS Nghi Thuận) đã hô hoán gọi người tiếp ứng.
Đúng lúc đó em Nguyễn Thị Phương Trâm (học cùng lớp) chạy đến và cùng bạn mình đi theo bậc tam cấp, lội xuống sông bế em nhỏ lên. Bé được bế lên trong tình trạng đã ngừng thở. Hai em Phương Trâm và Bảo Thi đã thực hiện hô hấp nhân tạo, đẩy nước trong người em bé ra. Một lúc sau, em bé tỉnh lại, được người nhà đưa đến bệnh viện chăm sóc, điều trị kịp thời.
PV Thanh Niên đã đến nhà học sinh Nguyễn Thị Phương Trâm. Ông Nguyễn Văn Hòe, ông nội của Phương Trâm, xác nhận sự việc và cho biết em bé bị đuối nước là em ruột của Trâm. Ông Hòe cho biết chiều 4.4, Trâm dẫn em trai 21 tháng tuổi sang nhà hàng xóm chơi. Sau đó, em bé đi theo một số trẻ em khác ra khu vực bến sông chơi và không may rơi xuống nước. Không thấy em, Phương Trâm đi tìm và được Bảo Thi (đi trước) phát hiện bé đã bị rơi xuống sông và hô hoán. Phương Trâm lập tức lội xuống sông, đưa em lên bờ.
Thấy em đã lả người, Trâm cùng Thi đặt bé nằm ngửa trên nền xi măng rồi hô hấp nhân tạo, dùng tay ép lồng ngực của bé. Một lát sau, bé ói nước ra và khóc. Sau đó, người nhà chạy đến đưa bé đến Trạm y tế xã rồi chuyển lên bệnh viện huyện để cấp cứu.
Phương Trâm cho biết khi thấy em trai bị đuối nước dưới sông, Trâm đã xuống sông để cứu em và may mắn là vị trí em bé bị đuối nước khá cạn, nước mới đến ngực của Trâm. Nhờ sự hỗ trợ của Bảo Thi nên Trâm đã khá dễ dàng đưa em bé vào bờ. Khi thấy em đã nguy kịch, nhờ sáng hôm đó vừa được xem hướng dẫn cách phòng chống đuối nước và cứu người bị đuối nước ở lớp học nên cả Trâm và Thi liền áp dụng. Cả hai cùng hô hấp cho bé bằng cách để bé nằm ngửa trên bậc tam cấp rồi ép lồng ngực để tim bé đập trở lại và sau một lúc hô hấp, bé đã ói nước và hồi tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Hòe chia sẻ thêm:"Lúc đó không có người lớn nào ở đó. Nếu hai đứa nhỏ không biết hô hấp nhân tạo để cứu em thì tình trạng có thể rất nguy hiểm vì bé đã ngừng thở. Khi đưa lên trạm y tế, nhân viên y tế bảo phải đưa đến ngay bệnh viện huyện và rất may, cháu đã được cứu sống".
- HÀNG TRĂM SẢN PHẨM THỦ CÔNG DO CÁC CỤ U90 TỰ TAY LÀM ĐƯỢC BÀY BÁN ĐỂ DÙNG TIỀN HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI BÃO LŨ
- BỮA ĂN CỦA HỌC TRÒ SAO LẠI ÍT THỊT HƠN MỌI NGÀY ?
- “NĂM 2022 CON CÒN ĐỦ BỐ MẸ VÀ EM GÁI.NĂM 2024 CHỈ CÒN MỘT MÌNH CON!…”
- “NÉT CHỮ NẾT NGƯỜI” CỦA THẦY GIÁO VÙNG CAO
- “MỘT NGHÌN ĐỒNG CŨNG LÀ TẤM LÒNG,BÁC XIN”
- SAU THẢM HOẠ THIÊN TAI LÀNG NỦ: CẦN “CỨU TRỢ” TÂM LÝ ĐỂ GIÚP NGƯỜI DÂN VƯỢT QUA NỖI ĐAU
- BẾP CƠM DI ĐỘNG DÃ CHIẾN
- M-TP ENTERTAINMENT HỖ TRỢ XÂY ĐIỂM TRƯỜNG LIÊN CẤP CHO THÔN LÀNG NỦ
- HÌNH ẢNH “ĐỘI TÌM KIẾM” ĐẶC BIỆT 14 NGÀY TẠI LÀNG NỦ
- GIỌT NƯỚC MẮT CỦA SỰ BIẾT ƠN…