Loading ...
Mỗi ngày một tin tốt
Những cô giáo đi hứng “internet” về dạy học trò
T2, 04/12/2023 - 19:12
15h chiều, hơn 30 đứa trẻ của điểm trường Trống Trở rủ nhau ra cửa đứng hoặc kéo ghế ra sân ngồi đợi cô giáo Lò Thị Tâm đi "hứng sóng" về.
 
Nơi "hứng sóng" của cô Tâm là đỉnh đồi, cách trường mầm non Hoa Huệ khoảng 300 m. Cô giáo chủ nhiệm lớp ghép 3,4 và 5 tuổi thường lên đó tải tài liệu mỗi lần mất mạng. Nhưng đỉnh đồi cũng không có sóng nếu trời mưa, Tâm phải đi xe máy 40km xuống thị trấn để xin wifi. Những hình ảnh, video tải từ trên mạng là cả một thế giới mới mẻ của đám học trò vùng cao.
 
12 năm trước, Lò Thị Tâm nhận quyết định điều động về công tác ở điểm trường Trống Trở, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, cách nhà hơn 100 km. Từ Quỳnh Nhai, Sơn La cô gái 21 tuổi khoác chiếc ba lô đựng sách, tài liệu và ít lương thực cho những ngày đầu tiên, đi cắm bản.
 
Cô Tâm kể hôm đầu tiên đến trường mất ba tiếng đi bộ hơn 10km từ ủy ban xã vì đường đất nhão nhoẹt, xe máy bị lún bánh. Một bên là vách núi, một bên là vực, cô vừa đi vừa khom người bám nhưng vẫn ngã mấy lần vì trơn, chân tay trầy xước, bùn đất lấm lem. Đến nơi, thấy ba lô tài liệu, giáo án vẫn nguyên vẹn, Tâm mới thở phào nhẹ nhõm.
 
Lớp có 35 học sinh, 100% đều là dân tộc Mông. Các em không hiểu tiếng Kinh nên những buổi đầu muốn giao tiếp hay kể chuyện cho học trò, cô Tâm phải vừa chỉ vào sách vừa diễn tả bằng hành động. Đến tiết âm nhạc, cô giáo hát, múa liên tục vài tiếng vì không có nhạc, chỉ mong học trò nhớ được vài câu, thuộc vài động tác.
 
Muốn có tư liệu dạy mới, Tâm vượt hơn 40 km xuống thị trấn Mù Cang Chải để đọc sách ở thư viện, ghi chép vào sổ tay. Nhiều hôm chưa về đến trường trời đã tối, sương mù dày đặc che kín lối đi, một mình cô giáo trẻ vừa soi đèn vừa dò từng bước chân, mong sao không trượt xuống vực.
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
MUSIC
Tiện ích

Liên kết website