Loading ...
Mỗi ngày một tin tốt
SAU THẢM HOẠ THIÊN TAI LÀNG NỦ: CẦN “CỨU TRỢ” TÂM LÝ ĐỂ GIÚP NGƯỜI DÂN VƯỢT QUA NỖI ĐAU
CN, 03/11/2024 - 16:11
Từ thảm họa thiên tai Làng Nủ: Cần 'cứu trợ' tâm lý để người dân sớm vượt nỗi đau
Có nhiều vấn đề khi nói về tâm lý của một người hay cộng đồng sau khi trải qua thiên tai, điển hình cụ thể là những người dân đang sống trong vùng ảnh hưởng của bão Yagi suốt gần một tháng qua.
 
Tiến sĩ, bác sĩ y tế cộng đồng Nguyễn Thị Minh Tân (giảng viên Trường ĐH Y dược TP.HCM), dẫn lời 2 chuyên gia nước ngoài Jame và Gilliland về can thiệp khủng hoảng, thì đây là nhận thức về một sự kiện hoặc tình huống khó khăn không thể chịu đựng được, vượt quá khả năng và cơ chế đối phó của một người. Do đó, cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng với mức độ dựa trên khả năng ứng phó trước thảm họa.
 
Theo các số liệu thống kê từ WHO, gần như mỗi người khi trải qua thiên tai, thảm họa đều sẽ gặp các vấn đề về tâm lý – xã hội, nhưng dần được cải thiện theo thời gian.
 
Khủng hoảng này thường đến đột ngột, bất thường, không mong đợi, gây ra nhiều mất mát, nên ngay trong giai đoạn này, người dân vùng bão lũ phía bắc có thể trải qua vấn đề tâm lý bất ổn về cảm xúc, sốc cảm xúc. Tuy nhiên, ảnh hưởng tâm lý ở mỗi người và mỗi cộng đồng sẽ khác, không phải ai cũng trải qua vấn đề tâm lý tương tự nhau. Đồng thời, không phải tất cả mọi người khi trải qua thiên tai hay thảm họa đều mắc những vấn đề về rối loạn căng thẳng sau sang chấn, trầm cảm hay bệnh lý tâm thần.
 
Theo chuyên gia tâm lý, can thiệp khủng hoảng Vũ Thị Xuân Lan (chuyên viên tâm lý, phòng khám tâm lý Menthy), thiên tai có tác động rộng, ảnh hưởng lên môi trường vật lý, tâm lý và sinh mạng con người. Ngoài ra, trẻ em là một trong những đối tượng có nhiều nguy cơ ảnh hưởng từ thiên tai bởi khả năng ứng phó của trẻ yếu hơn so với người lớn.
 
Trường hợp ở Làng Nủ (Sa Pa, Lào Cai) vừa rồi là một điển hình trong nhiều trường hợp đã từng xảy ra ở Việt Nam.
 
Việc nhiều người trong gia đình mất đi cùng lúc và chỉ còn một người sống sót trong thiên tai thì bà Lan cho biết đó là mất mát vô cùng lớn. Họ phải đối mặt tình trạng liên khủng hoảng hoặc khủng hoảng chồng khủng hoảng. Với trẻ em có thể gặp phải những chấn thương, mất vĩnh viễn người thân của mình, mối quan hệ xung quanh, làng xóm, bạn bè… Sự mất mát này khiến nạn nhân bất ổn về cảm xúc, sốc cảm xúc, tuyệt vọng, sợ hãi, bất lực.
 
Mở rộng hơn với khu vực miền Trung, tiến sĩ Tân nhìn nhận bão lũ ở đây có tính chu kỳ lặp lại, người dân có chuẩn bị để đối phó và đương đầu với các cơn bão lũ từ nhiều việc liên quan. Đây là sự chuẩn bị để hạn chế những mất mát và đối diện của cộng đồng trước bão lũ. Những ảnh hưởng về vật chất, thể chất và tâm lý, từ đó sẽ ít hơn vì có sự chuẩn bị trước.
 
Theo bà Lan, các giai đoạn giúp người dân có thể khác nhau, tùy thuộc vào các mức độ của thiên tai nhưng nhìn chung có 3 bước, đó là: cứu hộ, chuyển tiếp, tái thiết lập.
Trong giai đoạn cứu hộ cần đảm bảo an toàn, ổn định nơi ở, lương thực, giấc ngủ và các nhu cầu về thể lý khác. Sự ổn định này là nền tảng tạo cân bằng cảm xúc, hạn chế những ảnh hưởng tâm lý đến người dân vùng bão lũ.
 
Khi ảnh hưởng của thiên tai giảm đi, lúc đó sẽ vào giai đoạn chuyển tiếp. Trong giai đoạn này, cần phân tầng nguy cơ và xác định ưu tiên cứu trợ; cần sự tham gia của chuyên gia và cộng đồng tại địa phương, có thể dựa trên các cơ sở cộng đồng hay trường học.
 
Bước đến giai đoạn tái thiết lập cần phát triển thêm các dịch vụ để hỗ trợ tăng cường sức khỏe tâm thần, tâm lý cho người dân, đặc biệt các nhóm người địa phương với cộng đồng đã gánh chịu hậu quả do thiên tai.
 
Về sức khỏe tinh thần, các vấn đề tâm lý xã hội, cần sự tham gia của các chuyên gia can thiệp khủng hoảng hoặc các ngành như: công tác xã hội, tâm thần kinh, tâm lý trị liệu, giáo dục… Khi đội ngũ này phối hợp, việc hỗ trợ các vấn đề tâm lý cho người dân sẽ được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp và bền vững. Đội ngũ can thiệp khủng hoảng nên tham gia vào các đoàn cứu hộ để họ có thể thực hiện việc can thiệp sớm nhất.
 
Ngoài ra, chuyên gia Lan nói rằng trẻ em ở vùng bão lũ rất cần sự quan tâm tích cực, phù hợp từ người thân cận và cộng đồng. Đây là nguồn lực mạnh mẽ trợ giúp trẻ ổn định, an toàn và tin tưởng. Từ đó, trẻ có cơ hội cân bằng lại tinh thần, có động lực để vượt qua một số khó khăn nhất định. Trẻ em là đối tượng cần được ưu tiên để chăm sóc, theo dõi, can thiệp sớm. Khi trẻ có chấn thương về tâm lý sau thiên tai vì những chấn thương sớm, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ rối nhiễu tâm lý trong quá trình phát triển sau này.
 
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
MUSIC
Tiện ích

Liên kết website