Loading ...
6 bài học lý luận chính trị - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
ÂM MƯU XUYÊN TẠC Ý NGHĨA CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA TỔNG THỐNG PHILIPPINES
T3, 30/01/2024 - 09:01

Chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Philippines Ferdinand Marcos tới Việt Nam từ 29-30/1/2024 thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế không phải bởi vì đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Marcos kể từ khi nhậm chức, mà còn xuất phát từ những căng thẳng đang ngày càng gia tăng giữa Philippines với Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Quan hệ giữa hai nước này đang xấu đi nghiêm trọng do những cáo buộc lẫn nhau sau hàng loạt sự việc xảy ra trong những tháng gần đây, nhất là sau khi Philippines quyết định tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, bao gồm cả việc cho phép Mỹ tiếp cận thêm căn cứ quân sự ở Philippines và tổ chức cuộc tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông.

 
✅Mới đây, trong Tuyên bố chung ngày 30/12/2023, các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc “những diễn biến gần đây ở Biển Đông có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”. Có tin nói rằng phía Philippnes muốn Việt Nam, Indonesia, Malaysia là những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông… ủng hộ họ mạnh mẽ hơn, không để nước này “lẻ loi, cô đơn ” trong việc đối phó với những hành động “bắt nạt nước nhỏ” của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
 
✅Các thế lực cơ hội, chống phá Việt Nam tất nhiên không bỏ qua cơ hội này để xuyên tạc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề Biển Đông, kích động dư luận, nhằm gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chia rẽ quan hệ đối ngoại của nước ta với Trung Quốc và các nước khác; gây cản trở đối với quá trình thực hiện đường lối ngoại giao của Việt Nam, làm cho nước ta rơi vào tình trạng đối đầu, mắc kẹt, bị cô lập với các nước trong khu vực.
 
✅Ngoài những luận điệu quen thuộc như “Cộng sản Việt Nam làm ngơ về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông”, “Đảng, Nhà nước Việt Nam im lặng vì đã thỏa hiệp với nước lớn, không có giải pháp kiên quyết để bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ ngư dân”, còn xuất hiện những lời lẽ xuyên tạc, kích động nhằm vào quan hệ Việt Nam – Philippines, đại loại như: “Phải chơi song phẳng như Philippines thì Tàu Khựa mới ngán, chứ hèn như Việt Nam thì nó khinh thường”, “Việt Nam nên học theo cách ứng xử rõ ràng, mạnh mẽ của Philippines”… Nhân việc hai bên vừa ký kết “Bản ghi nhớ về hợp tác Biển giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines”, một số kẻ đã vội kết luận rằng Trung Quốc nhất định sẽ trả đũa Việt Nam vì đã đứng về phía Philippines để đối đầu với họ trong vấn đề Biển Đông.
 
✅Cần khẳng định rằng, những luận điệu trên là hoàn toàn sai trái, không phản ảnh đúng thực tế khách quan cũng như quan điểm của Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Trên thực tế, mỗi khi chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông bị xâm phạm, Việt Nam ngay lập tức lên tiếng phản đối những hành động xâm phạm của nước ngoài, đồng thời thông qua các diễn đàn, các cuộc gặp gỡ trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao để lên án những hành vi vi phạm chủ quyền trên biển, đảo. Cùng với đó, Việt Nam luôn sẵn sàng về lực lượng, phương án, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Đây là những biện pháp thể hiện sự khôn khéo, mềm dẻo về sách lược, nhưng rất kiên quyết về nguyên tắc của Đảng và Nhà nước ta để đạt được mục tiêu đề ra, chứ không phải là “nhu nhược, hèn nhát”, “làm ngơ về Biển Đông” như những rêu rao xuyên tạc của các thế lực phản động, cơ hội chính trị.
 
✅Quan điểm nhất quán của Việt Nam về vấn đề Biển Đông là “bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, trong đó chủ quyền biển, đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, về biện pháp tiến hành, cần phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, linh hoạt, thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong các tình huống cụ thể với mục tiêu cao nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia-dân tộc. Việt Nam không tạo phe, không kết nhóm, không chọn bên, không liên minh quân sự, không đi với nước này để chống lại nước kia. Điều này được thể hiện rõ trong nội dung cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos sáng ngày 30/1/2024. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, hai bên cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không; kêu gọi các bên kiềm chế, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Điều này thể hiện đúng quan điểm nhất quán của Việt Nam đối với vấn đề giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tuyệt đối không có chuyện Việt Nam “âm mưu” đi với Philippines để chống lại bên thứ ba như MXH đồn thổi./.
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
MUSIC
Tiện ích

Liên kết website