Loading ...
6 bài học lý luận chính trị - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Lũ lụt nào cũng là “do Đảng”?
T4, 22/11/2023 - 10:11
Mỗi lần một tin không vui xảy đến với những người Việt Nam trong nước, các nhà chống cộng cờ vàng lại bu quanh trang tin tức như một bầy kền kền chờ ăn. Tình trạng này đã tái diễn trong những ngày vừa qua, khi đợt mưa lớn gây lụt lội nghiêm trọng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 16/11, fanpage của Việt Tân đã đăng ảnh cổng Đại Nội ở cố đô Huế chìm trong nước lụt, kèm theo câu bình luận: “Các bậc tiên đế mà còn sống thì cũng chào thua với đảng cầm quyền. Đến ngay cả Đà Lạt cũng lụt thì cố đô Huế ngập nước là đương nhiên nhờ ơn đảng”. Và thay vì tỏ ra lo lắng cho cuộc sống của đồng bào miền Trung, nhiều người ủng hộ Việt Tân ở hải ngoại đã tỏ vẻ hả hê trước trận lụt, khi viết rằng họ muốn mưa “càng nhiều càng tốt” cho “chết mẹ hết” “đám tham nhũng”.
 
Những bình luận trên dường như đã hé lộ nhiều điều về băng đảng Việt Tân và những người ủng hộ họ. Xem ra họ không quá dân chủ, khi vẫn gán cho “các vị tiên đế” của triều Nguyễn một tiếng nói quan trọng hơn những người dân Việt Nam vào thời đó hoặc trong hiện tại. Và họ cũng không yêu nước thương dân gì cho lắm, khi chỉ mong muốn sự sụp đổ do khủng hoảng hoặc thiên tai ở Việt Nam để tiện lật đổ chế độ, bất kể những hậu quả gây ra cho người dân. Nhưng gác những chuyện đó lại, liệu trận lũ lần này có phải là “do Đảng”, như họ nói không? Để tìm câu trả lời, ta hãy nhìn vài bức ảnh chụp Vermount, nước Mỹ, vào tháng 7 năm nay, và nghe các chuyên gia nói gì về lý do nằm đằng sau hiện tượng.
 
Trận lũ trong ảnh chỉ là một trong số 15 thảm hoạ thiên tai gây thiệt hại vượt quá 1 tỷ USD mà Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia Mỹ ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2023. Đây là số thảm họa trị giá hàng tỷ đô la cao nhất từng được ghi nhận trong bảy tháng đầu năm kể từ khi cơ quan vừa kể bắt đầu theo dõi những sự kiện này vào năm 1980. 15 sự kiện năm nay bao gồm: 13 hiện tượng thời tiết khắc nghiệt; một trận bão mùa đông; một trận lũ lụt. Chúng bổ sung vào chuỗi thiên tai cực đoan đang diễn ra trên khắp thế giới trong năm nay, do hậu quả của biến đổi khí hậu.
 
Bà Clare Nullis – phát ngôn viên của WMO – cho biết biến đổi thời tiết bao gồm nắng nóng gay gắt và lượng mưa quá lớn đã tác động đến nhiều nơi trên thế giới trong “mùa hè cực đoan” này. Nhiều quốc gia như Pháp, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Algeria và Tunisia đều báo cáo rằng mình vừa trải qua những ngày hè nóng kỷ lục trong lịch sử. Ông Stefan Uhlenbrook, phụ trách vấn đề về thủy văn, nước và tầng lạnh của WMO, cho biết: “Khi hành tinh ấm lên, chúng ta có thể sẽ thấy các trận mưa ngày càng dữ dội hơn, thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn, dẫn đến lũ lụt lớn hơn”. Lý do là nhiệt độ cao làm bốc hơi nước, khiến lượng mây tích nước gia tăng, gây mưa lớn.
 
Theo lời tổng Thư ký WMO Petteri Taalas, cách duy nhất để khắc phục biến đổi khí hậu là cắt giảm khí thải nhà kính trên toàn cầu. Ngày 24/07/2020, Thủ tướng Việt Nam đã phê duyệt văn kiện xác định các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 và các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với BĐKH. Theo đó, bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể tăng đóng góp lên tới 27% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Việt Nam đã đưa ra một cam kết đóng góp rất rõ ràng, nếu so với Trung Quốc (không ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu) hoặc Mỹ (rút khỏi Thoả thuận dưới thời Trump, đến thời Biden thì trở lại).
 
Lâu nay, các trang chống cộng cờ vàng vẫn thường tuyên truyền rằng chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm về lũ lụt, vì các đập thuỷ điện gây ra lũ lụt. Nhưng cáo buộc này không thể áp dụng cho trận lụt ở Huế những ngày vừa qua, do lượng mưa đo được thật sự đạt đến mức kỷ lục – là mực nước lớn nhất trong 10 năm gần đây và lớn thứ 5 trong khoảng 30 năm đổ lại. Thêm nữa, tâm mưa lớn nhất nằm ngay trên tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi chỉ có 3 đập thuỷ điện, một con số không lớn so với trung bình ở các tỉnh miền Trung. Nhưng giới chống cộng nhất định không chịu chấp nhận rằng lụt ở Huế là do biến đổi khí hậu chứ không phải do đập thuỷ điện, dù họ không có bằng chứng để khẳng định điều đó.
 
Tháng 8 năm nay, khi xảy ra vụ cháy rừng ở Hawaii làm 89 người chết, các quan chức liên quan ở Mỹ nhanh chóng kết luận rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân của vụ việc. Đó được xem là vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất nước Mỹ trong 100 năm trở lại đây. Sao giới chống cộng cờ vàng không “lên tiếng” về vụ việc lớn đó, mà đổ xô hết vào một trận lũ gây thiệt hại ít hơn nhiều ở Việt Nam? Các trang tin của họ không cung cấp sự thật, mà chỉ lặp lại những màn bới bèo ra bọ hoàn toàn phản khoa học và đã thành ra nhàm chán.
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
MUSIC
Tiện ích

Liên kết website