Loading ...
6 bài học lý luận chính trị - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu lợi dụng “tự do, tín ngưỡng, tôn giáo” để chống phá Đảng, nhà nước
T6, 21/04/2023 - 01:04
Trong thời gian vừa qua các một số kênh hải ngoại như RFA, VOA … Tổ chức khủng bố Việt tân và một số trang mạng xã hội chuyên chống phá Đảng và nhà nhà nước ta lan truyền clip với tựa đề “Kom Tum: Phó Chủ tịch mời linh mục về xã làm việc khi đang dâng lễ”; “Kom Tum: Chính quyền xông vào giựt sách, yêu cầu linh mục đang làm lễ về làm việc”; “Phản đối nhà cầm quyền KonTum xúc phạm thánh lễ kinh thiêng của người công giáo”.
Được biết, sự việc xảy ra vào ngày 22/3/2023 tại nhà ông Vũ Văn Huân Huân (trú tại thôn Dục Nội, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kom Tum). Để chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ Phục sinh, Linh mục Lê Tiên – Chánh xứ Nhà thờ Đăk Giấc đã đến chủ trì làm “lễ mùa chay” cho khoảng 30 giáo dân khi chưa xin phép chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật. Sau khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, khoảng 17h00 ngày 22/3/2023, UBND xã Đăk Nông đã cử đoàn công tác đến làm việc tại địa điểm tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép này; thời điểm này, Linh mục Lê Tiên đang chủ trì lễ cho bà con giáo dân. Đoàn công tác đã đề nghị Linh mục Lê Tiên chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, dừng việc sinh hoạt tôn giáo vì đây là sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật.
Sau khi làm việc với đoàn công tác, Linh mục Lê Tiên đã đồng ý với nội dung kiểm tra và kí vào biên bản về việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật cho bà con giáo dân.
Trước đó vào các ngày thứ tư hàng tuần, tại nhà ông Vũ Văn Huân (trú tại thôn Dục Nội, xã Đăk Nông) và ông Trần Khắc Châu (thôn Nông Nội, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kom Tum) – Trùm trưởng Giáo họ Phaolô thường tổ chức sinh hoạt tôn giáo cho khoảng 30 giáo dân khi chưa xin phép chính quyền địa phương. Mặc dù đã được chính quyền thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu các giáo dân chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, không sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự khi chưa được chính quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên khi đọc qua các thông tin do một số trang phản động và mạng xã hội đưa tin thì chúng ta dễ nhận thấy “đầy mùi” của việc vụ vạ, vu cáo cho chính quyền tỉnh Kom Tum và lợi dụng vấn đề sinh hoạt tôn giáo để kích động bà con giáo dân có nhũng cái nhìn lệch lạc, tiêu cực và quay lại chống phá Đảng, nhà nước ta.
Thực hiện rõ quan điểm nhất quán và xuyên suốt là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đã được quy định tại Điều 24, Hiến pháp năm 2013 “ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Năm 2016, Quốc hội ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Chính phủ có nghị định về hướng dẫn tổ chức thực hiện. Do vậy việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo phải thực hiện theo đúng quy định của Hiến Pháp và pháp luật. Điều 46, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định:
1.Trước khi tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị, tên cuộc lễ, người chủ trì, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô, thành phần tham dự cuộc lễ.
2.Trước khi giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
Văn bản đề nghị nêu rõ họ và tên người đề nghị, nội dung, lý do, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, thành phần tham dự.
3.Thẩm quyền chấp thuận tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở một huyện trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm hỗ trợ bảo đảm an ninh, trật tự cho cuộc lễ, giảng đạo.
Do vậy việc chính quyền Ủy ban nhân dân xã Đăk Nông đến kiểm tra và đề nghị tạm dừng buổi lễ mời Linh mục Lê Tiên về làm việc tại UBND xã Đăk Nông là đúng theo quy định của Pháp luật, còn việc một số thành viên đã có những hành động bột phát, phản cảm, nhất là trong nhìn nhận của cộng đồng Công giáo thì UBND huyện Ngọc Hồi đã họp đánh giá vụ việc và sẽ nhanh chóng xem xét có hình thức kỷ luật thích đáng theo quy định của pháp luật đối với cán bộ đoàn công tác vi phạm.
Chúng ta cần có cái nhìn khách quan, toàn diện và chính xác trong việc thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo, Việt Nam không phân biệt giữa người có tín ngưỡng tôn giáo, các tôn giáo được tự do hành lễ dù ở nhà riêng hay các nơi thờ tự; được tạo điều kiện mở mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự, được nhà nước tạo điều kiện phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo hội và hội nhập quốc tế. Hiện nay các tổ chức tôn giáo được nhà nước ta công nhận đã thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc, góp phần ổn định tình hình chính trị tại Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trong khu vực và trường Quốc tế.
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
MUSIC
Tiện ích

Liên kết website