Loading ...
6 bài học lý luận chính trị - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Ngăn chặn nội dung sai lệch về chủ quyền trong các sản phẩm phim ảnh
T3, 18/07/2023 - 21:07
 
Nhiều bộ phim nước ngoài được phổ biến tại Việt Nam cố tình cài cắm hình ảnh bản đồ chứa “đường lưỡi bò” gây ra nhận thức sai lệch về chủ quyền lãnh thổ. Trước tình trạng tái diễn này, các chuyên gia đề xuất tăng nặng mức xử phạt, tăng cường giáo dục về chủ quyền quốc gia.
Chỉ 1 tuần trước khi được ra mắt, phim điện ảnh “Barbie” nhận quyết định từ Cục Điện ảnh không được phát hành tại Việt Nam do có yếu tố “đường lưỡi bò”. Ngày 8/7, khán giả Việt cũng phát hiện phim truyền hình “Hướng gió mà đi” (Flight to you) phổ biến rộng rãi tại Việt Nam xuất hiện “đường lưỡi bò” phi pháp.
Đến chiều 10/7, theo sự rà soát, kiểm tra của Cục Điện ảnh, bộ phim “Hướng gió mà đi” có “đường lưỡi bò” phi pháp bị gỡ bỏ trên cả hai nền tảng xem phim trực tuyến Netflix và FPT Play.
Trước đó, phim Trung Quốc “Điệp vụ biển đỏ” cũng bị rút khỏi rạp Việt do tranh cãi về hai phút cuối phim, các nhân vật cố ý gọi sai tên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Có thể thấy, nỗ lực lớn của cơ quan quản lý văn hóa, cụ thể là Cục Điện ảnh và Cục Phát Thanh - Truyền hình - Thông tin Điện tử trong việc phát hiện và sớm ngăn chặn những tác phẩm có nội dung sai phạm về chủ quyền lãnh thổ.
Tuy nhiên, với số lượng tác phẩm văn hóa rất lớn được phát hành mỗi ngày, các chuyên gia đánh giá, nên gia tăng trách nhiệm của đơn vị phát hành, đội ngũ biên tập của các nền tảng.
Giải pháp hữu hiệu trước mắt là mở những khóa đào tạo, tập huấn cho đội ngũ làm nội dung, để những người làm nghệ thuật hoặc kinh doanh trên lĩnh vực nghệ thuật có ý thức về chủ quyền quốc gia. Đội ngũ này phải hiểu rõ những biểu hiện của vi phạm chủ quyền để có biện pháp ngăn chặn phù hợp.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc nội dung DienAnh.net cho biết: “Những yếu tố bạo lực hay cảnh nóng có thể cắt bỏ trong lúc kiểm duyệt mà không ảnh hưởng đến mạch nội dung chính. Tuy nhiên, những yếu tố chính trị sai lệch sẽ tác động rất lớn đến xã hội, đến nhận thức của khán giả. Kiểm duyệt chặt chẽ là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia luôn cố gắng cài cắm những yếu tố chính trị vào tác phẩm văn hóa”.
Trong bối cảnh hội nhập, văn hóa phẩm phong phú đến từ nhiều nguồn khác nhau khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, cần đẩy mạnh việc giáo dục về chủ quyền quốc gia, sự nhạy cảm chính trị đến giới trẻ - lực lượng lớn sử dụng Internet, mạng xã hội.
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
MUSIC
Tiện ích

Liên kết website