Loading ...
6 bài học lý luận chính trị - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Nhận diện một số thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo lịch sử Đảng
T5, 11/05/2023 - 21:05
 
Lịch sử càng lùi xa, các chứng nhân lịch sử dần không còn; với ngày càng nhiều những sự kiện quan trọng xảy ra trong thực tiễn, ký ức, nhận thức, tư tưởng con người có thể bị phai mờ về một số nội dung, sự kiện lịch sử. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động thường ra sức cắt xén, thêm bớt, đánh tráo khái niệm, xét lại lịch sử, “đổi trắng thay đen”, bôi nhọ lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong bối cảnh công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, cùng với những thuận lợi cơ bản, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã đạt được, đất nước ta cũng phải đối diện với những khó khăn và trở lực không nhỏ. Các thế lực thù địch trong nước và ngoài nước không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” hòng gây bạo loạn, lật đổ, chống phá cách mạng Việt Nam. Một trong những thủ đoạn thâm độc, tinh vi của chúng là tấn công vào nền tảng lịch sử của Đảng, hòng xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam.
Thông qua các bài viết, nhân danh cái gọi là các “công trình khoa học”, các diễn đàn, hội thảo,... viện lý do nghiên cứu làm rõ lịch sử, các thế lực thù địch, phản động ra sức tấn công vào lịch sử Đảng. Chúng xoáy vào một số sự kiện lịch sử, một số thời đoạn của lịch sử, với những đánh giá sai lệch, hoặc thổi phồng sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, bịa đặt, bôi nhọ các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử,... hòng phủ nhận những thành quả cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
Các thế lực thù địch, phản động ra rả mấy luận điệu mang tính chủ quan, khiên cưỡng, như Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng “du nhập”, “vay mượn” từ bên ngoài; Việt Nam đã “độc lập từ tháng 3-1945”, những người cộng sản Việt Nam và Việt Minh “cướp công” trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; thổi phồng những sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất; đánh giá sai lệch về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968; phê phán Việt Nam đưa quân sang “xâm lược Cam-pu-chia” năm 1979 (!?),...
Bám vào sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch, phản động rêu rao rằng: chủ nghĩa Mác - Lê-nin là sai lầm từ trong bản chất chứ không phải do nhận thức và vận dụng sai(?!); chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải là sản phẩm của thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam là “một sai lầm của lịch sử”, “đã kìm hãm sự phát triển của đất nước”(!?),...
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một số cách nhìn, nghiên cứu sai trái, thiển cận, cả những dấu hiệu của căn bệnh lười học tập, nghiên cứu lý luận, điển hình như biện luận rằng dân tộc Việt Nam không cần thiết tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để giành nền độc lập trọn vẹn, tiến tới thống nhất đất nước, mà Việt Nam vẫn có thể thực hiện được sự thống nhất đất nước theo mô hình của Đức ở châu Âu...; có hiện tượng đáng ngại là xuất hiện những ý kiến “đánh giá lại lịch sử”; ngại viết, ngại nói về lịch sử Đảng, cho rằng viết về Đảng là “không khách quan”, “không khoa học”; đòi xem xét, đánh giá lại những vấn đề lịch sử, thậm chí còn hàm hồ cho rằng những nhân vật phản diện cũng là những “người yêu nước”(!?)... Những luận điệu xuyên tạc, những nhận định lệch lạc, sai lầm, ấu trĩ về lịch sử Đảng, lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử dân tộc diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại, kéo dài với nhiều hình thức, nhiều biểu hiện, vừa ráo riết, vừa âm thầm; đáng quan ngại nhất là được che đậy dưới chiêu bài “khách quan”, “khoa học”.
Hiện nay, tận dụng lợi thế của các phương tiện truyền thông xã hội có hiệu ứng rất lớn, rất nhanh; sự kiểm duyệt thông tin khó khăn; có thể thực hiện từ xa, ít bị định chế bởi các biên giới cứng, các thế lực phản động, thù địch, phần tử định kiến triệt để lợi dụng kênh thông tin này để phát tán, tuyên truyền sai sự thật nhiều vấn đề lịch sử hòng gây hoang mang, dao động, hoài nghi, ngả nghiêng trong nhận thức, tư tưởng; kích động sự hận thù giữa nhóm người này với nhóm người kia, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hơn ai hết, các thế lực thù địch, phản động thừa biết rằng, xuyên tạc, bóp méo, bôi đen lịch sử Đảng chính là đánh phá trực tiếp vào cơ sở thực tiễn, cơ sở chính trị, vào nền tảng lịch sử của Đảng. Lịch sử thuộc về những gì đã qua, ngày càng ít người biết đến, nên việc bịa đặt, dàn dựng, đưa ra các “thuyết âm mưu”,... dễ dàng hơn rất nhiều so với tấn công vào các vấn đề hiện tại - những vấn đề mà tự kết quả, hiệu quả, các con số thống kê có thể lập tức phản bác những ý đồ, âm mưu đen tối. Do đó, các thế lực thù địch, phản động coi lịch sử là một địa hạt, mặt trận quan trọng để tấn công trực tiếp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài học từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu cho thấy, việc nhận thức không đúng về lịch sử, hoài nghi về lịch sử, xem xét lại lịch sử có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Nhận thức sâu sắc những vấn đề đó, trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam kịp thời đề ra đường lối, chủ trương và có sự chỉ đạo hành động đúng đắn, quyết liệt, là “kim chỉ nam” cho công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng. Quan điểm của Đảng khẳng định rõ, việc củng cố, tăng cường nhận thức về lịch sử Đảng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân luôn là đòi hỏi thường xuyên, cấp bách, tất yếu trong công tác tư tưởng của Đảng; đồng thời, có vị trí rất quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư, “Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, khẳng định: Nghiên cứu sâu sắc lịch sử Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm làm rõ các chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh của Đảng, tổng kết thực tiễn lịch sử dân tộc. Nghiên cứu lịch sử Đảng không chỉ nêu bật những thắng lợi, những thành tựu của cách mạng, mà còn phải chỉ ra, không tránh né, cả những sai lầm, khuyết điểm, làm sáng tỏ những bài học, những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, các cấp ủy từ Trung ương đến địa phương và toàn thể đảng viên nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Nghiên cứu, tổng kết lịch sử Đảng làm cho mọi cán bộ, đảng viên và toàn dân hiểu về Đảng, là giáo dục về Đảng; là tổng kết thực tiễn lịch sử, làm rõ lý luận về con đường cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm rõ bài học và lý luận về xây dựng Đảng là góp phần quan trọng vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử các đảng bộ địa phương và một số ngành và đoàn thể ở Trung ương do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ các cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt.
Trước tình hình mới, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và bối cảnh cuộc đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử ngày càng quyết liệt, công tác nghiên cứu, tuyên truyền lịch sử Đảng đứng trước những yêu cầu, thử thách mới. Ngày 18-1-2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW, “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” với những yêu cầu mạnh mẽ, đặc biệt nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trước hết là của người đứng đầu, về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; chủ động đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng.
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
MUSIC
Tiện ích

Liên kết website