Loading ...
6 bài học lý luận chính trị - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM “QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU LÀ THỨ ĐƯỢC ĐẢNG CỘNG SẢN TẠO RA ĐỂ ĂN CHẶN!”
T2, 29/01/2024 - 09:01

Ngày 27/1, trang Việt Tân vừa hối hả nhân bản bài viết “QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU LÀ THỨ ĐƯỢC ĐẢNG CỘNG SẢN TẠO RA ĐỂ ĂN CHẶN!” của Hạnh Nhân. Kiểu nói lấy được như trên khiến ai cũng phẫn nộ.

 

Nhiều người biết, xăng dầu là nhiên liệu đầu vào thiết yếu của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt của đời sống – xã hội. Đảm bảo nguồn cung xăng dầu, tránh để thiếu hàng, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng và đời sống xã hội…có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì lẽ đó, từ năm 2012, Quỹ bình ổn xăng dầu đã được thành lập theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, và các nghị định sửa đổi sau này.
 
Đầu năm 2022, Bộ Tài chính – cơ quan tham mưu và quản lý nhà nước về thị trường xăng dầu của Chính phủ – ban hành Thông tư số 103/2021/TT-BTC hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu, có hiệu lực từ 2/1/2022. Theo đó, Quỹ bình ổn xăng dầu là quỹ tài chính đặc thù không nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước; toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, không vì mục tiêu lợi nhuận. Quỹ không được phép chi trong trường hợp các yếu tố cấu thành giá cơ sở ở kỳ công bố tăng dưới 7% so với giá cơ sở ở kỳ trước liền kề, trừ trường hợp mức tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống người dân.
 
Với mục tiêu trên, có thể thấy, Quỹ rất cần thiết. Những diễn biến căng thẳng của thị trường xăng dầu từ đầu năm 2022 do tác động của cuộc chiến Ukraine, càng khẳng định thêm ý nghĩa của Quỹ. Nhờ có nó, cơ quan điều hành có nguồn lực để can thiệp giá, hạn chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định đời sống người dân…
 
Nhiều chuyên gia về giá cho biết, trong thực tế, thời gian qua, mức chi Quỹ ít, và linh hoạt. Năm 2023, từ tháng 1 tới tháng 9, có có 27 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu với 16 lần tăng, 7 lần giảm và 4 lần giữ nguyên giá. Trong đó, các kỳ điều hành giá ngày 5/9, 21/8 và 11/8, chỉ xả quỹ đối với mặt hàng dầu ma-dút. Kỳ điều hành ngày 1/8, chỉ xả quỹ cho dầu diesel và dầu hỏa. Riêng kỳ điều hành ngày 11/9, cơ quan điều hành quyết định chi quỹ cho 2 mặt hàng E5 RON92 và RON95 nhưng ở mức rất thấp, lần lượt 22 đồng/lít và 14 đồng/lít…
 
Tóm lại, nếu các cơ quan và doanh nghiệp liên quan thực hiện nghiêm túc chủ trương, quy định, nguyên tắc…, chẳng có gì đáng phải eo xèo. Ngày 15/3/2023, tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, khi thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá, nhiều ý kiến đã tán thành việc duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu, gắn với điều kiện cần có biện pháp để quỹ hoạt động có hiệu quả, công khai, minh bạch đúng vai trò Quỹ…
 
Thực tiễn vốn sinh động và phức tạp. Những lùm xùm liên quan Quỹ này bắt đầu xuất hiện, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án và bắt tạm giam Giám đốc và phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil – một trong số gần 40 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trên cả nước, và một số cơ quan, tổ chức liên quan khác, do vi phạm về sử dụng và không nộp hàng trăm tỉ đồng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. “Tảng băng chìm” đầu tiên bị lôi ra ánh sáng cho thấy nhiều bất cập trong quản lý (nhấn mạnh là trong quản lý, chứ không phải trong bản chất – TG) số dư hơn 7.400 tỉ đồng Quỹ đang được đặt tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong cả nước.
 
Câu chuyện càng trở nên nóng hơn với việc ngày Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà, cùng các đơn vị có liên quan; bắt tạm giam chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc Công ty này, với cáo buộc với cáo buộc không nộp số tiền trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu và sử dụng tiền quỹ bình ổn giá trái quy định của pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà nước hơn 317 tỉ đồng.
 
Chưa hết, kết luận công bố ngày 10/1/2024 của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, đã chỉ ra 07/15 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã sử dụng Quỹ bình ổn giá sai mục đích bình ổn giá, không kết chuyển về tài khoản Quỹ mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp, với số tiền là 7.927 tỷ đồng…Đồng thời, kết luận cũng chỉ ra những khuyết điểm, sai phạm của Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, và một số nhân vật thuộc hàng “có máu mặt”, do đã “đùn đẩy trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Quỹ bình ổn giá…
 
Lập tức, vài bốn thanh củi khá to bị ném “vào lò”. Đã hết đâu, trong Thông cáo báo chí kỳ họp thứ 35 UBKT Trung ương, thêm vài bốn cái tên còn “to” hơn nữa, cũng đang có nguy cơ thành củi; trong các lý do, Thông cáo ghi rõ là vi phạm trong “trong tham mưu, ban hành cơ chế kinh doanh, điều hành nguồn cung ứng, cấp phép kinh doanh xăng, dầu; quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá”.
 
Không nói cụ thể, nhưng binh tình này, chắc chắn chằng ai cho đó là quỹ nào khác ngoài quỹ bình ổn xăng dầu.
 
Lò nóng thì củi phải cháy. Củi tẩm dầu, tẩm xăng cháy dữ dội hơn là cái chắc. Từ chuyện củi lửa đang làm nóng ran dư luận, nhiều người không đành được, phải bật ra câu hỏi, rằng: Nếu Quỹ bình ổn xăng dầu được Đảng Cộng sản tạo ra để ăn chặn, Đảng phải che đậy, giấu kín để thủ lợi chứ? Đằng này, ngược lại, Đảng lại sùng sục khám phá, khui ra hết vụ này đến vụ kia, đồng thời, xử không nương tay những kẻ vi phạm? Không trả lời được câu hỏi vật ngược lại đó, Hạnh Nhân nên đổi thành Bất Nhân; cùng với Việt Tân, cả hai đích thị là những kẻ xuyên tạc và vu cáo trắng trợn.
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
MUSIC
Tiện ích

Liên kết website