Loading ...
6 bài học lý luận chính trị - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ VĂN NGHỆ KHÁNG CHIẾN CÁCH MẠNG LÀ CÓ TỘI VỚI LỊCH SỬ
T6, 18/08/2023 - 10:08

Những gì văn nghệ cách mạng đã làm được với đất nước, nhân dân trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc không hề cũ vì nó đã khơi dậy sự đồng lòng, tình yêu Tổ quốc, nhân dân; nó có mặt ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc chiến đấu sinh tử ấy. Nền văn nghệ cách mạng vẫn là một trong những điểm tựa cho ý thức dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới.

Thời gian qua, có một số người phê phán, thậm chí phủ nhận quan điểm “nghệ sĩ là chiến sĩ, văn nghệ là một bộ phận của công tác tư tưởng-văn hóa Đảng”, vì họ cho rằng do xuất phát từ quan niệm này mà Đảng đã giao cho văn nghệ nhiệm vụ phản ánh những vấn đề của đời sống theo chủ trương của Đảng, chủ trương này đã làm hạn chế, thậm chí tước bỏ sự phong phú, đa dạng của đời sống văn nghệ.

Chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược không phải chỉ bằng phương tiện mà cái chính vẫn là con người, là tình yêu Tổ quốc, là sự yên ổn trong tâm hồn người lính, họ sẽ trở về vì ở hậu phương người thân của họ đang chờ. Cả hậu phương hướng ra tiền tuyến và ở tiền tuyến, mọi người cũng nghĩ đến hậu phương. Đó là điểm tựa tinh thần quan trọng, là niềm tin để họ chiến thắng. Văn nghệ kháng chiến đã làm được điều này và đó là một giá trị quốc gia, dân tộc, cộng đồng rất lớn, không mấy nền văn nghệ có được.

Định hướng về vai trò chiến sĩ của người cầm bút không nên chỉ hiểu họ như một người lính chỉ biết phục tùng mệnh lệnh. Hiểu thế là thô thiển, sai lầm. Người nghệ sĩ thời nào cũng cần đứng ở tuyến đầu trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, trong sự động viên mọi người vươn tới những gì tốt đẹp nhất vì đó là sứ mệnh, thiên chức của họ. Đó là một đòi hỏi chính đáng, là một nhiệm vụ cao cả mà xã hội, bạn đọc giao cho họ và kỳ vọng ở họ. Về bản chất, văn nghệ chân chính phải thuộc loại hàng hóa cao cấp, thuộc giá trị tinh hoa mà từ xưa đến nay chỉ có giới tinh hoa mới có thể dẫn dắt xã hội. Ở thời đại nào cũng thế.

Chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược không phải chỉ bằng phương tiện mà cái chính vẫn là con người, là tình yêu Tổ quốc, là sự yên ổn trong tâm hồn người lính, họ sẽ trở về vì ở hậu phương người thân của họ đang chờ. Cả hậu phương hướng ra tiền tuyến và ở tiền tuyến, mọi người cũng nghĩ đến hậu phương. Đó là điểm tựa tinh thần quan trọng, là niềm tin để họ chiến thắng. Văn nghệ kháng chiến đã làm được điều này và đó là một giá trị quốc gia, dân tộc, cộng đồng rất lớn, không mấy nền văn nghệ có được.

Cái không khí nhà nhà ra trận, người người ra trận như ở bài thơ “Đường ra mặt trận” của Chính Hữu là thế. Nó không hề giả tạo mà nó nói được cái khí thế cả nước đánh giặc của một thời. Thậm chí, ở một bài thơ về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa rừng Trường Sơn của nhà thơ với cô gái trên đường ra trận trong cánh rừng lá đỏ ào ào rụng xuống, không đao to búa lớn gì nhưng người đọc vẫn cảm thấy cả quê hương cùng ra trận và điểm hẹn gặp nhau ở Sài Gòn là hoàn toàn tự nhiên vì đó là cái đích của cuộc chiến, ai ra trận cũng hiểu, ai cũng mong góp phần vào ngày tiến về giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Nói như Tố Hữu: “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”, tư tưởng ấy thấm sâu vào mọi người dân, đạo đức xã hội lúc đó là hiểu thấu nghĩa vụ và trách nhiệm trước lịch sử.

Vì vậy, có thể khẳng định rằng, văn nghệ thời kháng chiến cách mạng đã làm rất tốt nghĩa vụ là một bộ phận của cuộc cách mạng và đội ngũ văn nghệ sĩ đã hoàn thành xuất sắc trách nhiệm công dân trước đất nước. Xét từ cơ sở xã hội, tư tưởng triết học đến những vấn đề về đạo đức xã hội hay mỹ học thì văn nghệ cách mạng đã tạo ra những hệ giá trị cho thời đại. Làm được như thế là một kỳ tích của văn nghệ cách mạng. Giá trị ấy không bao giờ cũ.

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong giai đoạn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc là mục tiêu phấn đấu của cả xã hội, nhưng những đường hướng đến đích cần phải được tất cả mọi người dân đồng lòng. Thực hiện nhiệm vụ này có vai trò to lớn của văn nghệ. Trách nhiệm xã hội và về bản chất của văn nghệ điều này chưa hề cũ.

Chúng ta xây dựng hệ giá trị mới là do yêu cầu của hiện tại và tương lai, nhưng cũng phải căn cứ vào truyền thống để hoạch định bước đi cho cả dân tộc. Có những giá trị chỉ có ý nghĩa trong những thời điểm cụ thể, nhưng cũng có những giá trị không thay đổi. Những gì văn nghệ cách mạng đã làm được với đất nước, với nhân dân trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc không hề cũ vì nó đã khơi dậy sự đồng lòng, tình yêu Tổ quốc, nhân dân; nó có mặt ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc chiến đấu sinh tử ấy thì không bao giờ cũ. Nền văn nghệ cách mạng vẫn là một trong những điểm tựa cho ý thức dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
MUSIC
Tiện ích

Liên kết website