Loading ...
Chuyển đổi số
ĐOÀN THANH NIÊN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM TỔ CHỨC TỌA ĐÀM HƯỞNG ỨNG NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA
T4, 11/10/2023 - 17:10

Sáng 09/10, hưởng ứng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2023, Đoàn Thanh niên Đài Tiếng nói Việt Nam (chi đoàn cơ sở VOV2, chi đoàn VOV giao thông) tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ chuyên đề “Kỹ năng dẫn chương trình phát thanh trực tiếp” trong thời đại số.

 

 

 
Tham dự chương trình, về phía lãnh đạo Ban Văn hóa – Xã hội (VOV2) có: nhà báo Vũ Thị Tuyết Mai – Trưởng Ban, nhà báo Trương Thị Hồng Lan – Phó trưởng Ban, nhà báo Nguyễn Thục Hiền – Thư ký Chị hội nhà báo VOV2 cùng với đông đủ các đoàn viên VOV2.
 
 
Khách mời: nhà báo Nguyễn Thị Hằng Nga – Trưởng phòng Sản xuất chương trình Thời sự (VOV1) và nhà báo Đinh Thu Trang – Trưởng phòng Y tế (VOV2).
Sau phần sinh hoạt nghiệp vụ, Đoàn cơ sở VOV2 đã phát động cuộc thi “Dẫn chương trình phát thanh trực tiếp trong thời đại số”, đối tượng tham gia là các đoàn viên trong Ban. 
 
 
 
Nhà báo Nguyễn Thị Hằng Nga có 20 năm công tác ở Đài, chị là người dẫn quen thuộc trong các chương trình chính luận đòi hỏi người dẫn phông nền kiến thức và sự sắc sảo trong từng ngôn từ. Chị Nga cho biết, VOV1 có 4 chương trình thời sự trong ngày. “5 phút trước khi nhạc hiệu vang lên, trống ngực tôi vẫn đập thình thịch. 100% phóng viên trong phòng Thời sự đều có chung nỗi ám ảnh đó”.
 


Theo nhà báo Hằng Nga, nỗi ám ảnh đó là luôn cảm thấy trước giờ lên sóng trong tay vẫn không có gì, có lúc nhiều tin bài nhưng có lúc lại ít. Chị đúc kết, ám ảnh chính là thiếu sót mà chúng ta có nguy cơ gặp phải. Như vậy, lỗi là do mình chuẩn bị chưa kỹ. “Bản lĩnh của người dẫn chương trình trực tiếp đến từ sự rèn luyện qua từng phút lên sóng và cần sự chuẩn bị kỹ càng” – chị chia sẻ.
 

6 kỹ năng cần có của người dẫn trong thời đại chuyển đổi số:
 
1-Tận dụng nền tảng chuyển đổi số: Đây là công cụ cần thiết trong quá trình dẫn chương trình, đề phòng những kịch bản bất ngờ xảy ra, đội ngũ phát thanh viên có thể nhanh chóng liên lạc qua tai nghe được gắn trực tiếp trên tai phóng viên, kịp thời xử lý các vấn đề khi lên sóng. Ngoài ra, các công cụ chuyển đổi số như tư liệu chuyển đổi số, hoạt ảnh số cũng sẽ áp dụng xuyên suốt trong các chương trình được lên sóng năm 2023 và những năm tới.
 

2-Hoạt ngôn

Điều này giúp người dẫn làm chủ được sân khấu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị “khớp” khi ngồi trước micro. “Sau bao năm tôi nghiệm ra, mình đừng nghĩ là mình đang nói cho nhiều người nghe mà hãy nghĩ nói cho anh kỹ thuật viên đang ngồi ngoài cửa kính kia nghe thôi” – đó là cách chị lấy lại bình tĩnh.

3- Nói lắp bắp

Người dẫn cần phải tìm hiểu kịch bản và kiến thức nền cho lĩnh vực đó. Tự ghi ra sổ tay những “keyword” của vấn đề đó sẽ giúp người dẫn không lắp bắp, không vạ miệng.

4-Talk: Người dẫn nên nói chuyện trước với khách mời. Việc trao đi đổi lại trước giờ lên sóng giúp cho người dẫn “thăm dò” được khách mời. Nếu họ không có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ tốt thì nên có sự hướng dẫn nhất định với họ. “Đôi khi chúng tôi xoay toàn bộ kịch bản chỉ sau cuộc tiếp xúc ngắn với khách bên ngoài phòng thu” -chị Nga nói.

5-Trường hợp khách mời nói tốt nhưng không hợp tác đòi hỏi người dẫn phải bản lĩnh và sự chuẩn bị kiến thức.

6-Kỷ luật. Không bao giờ để xảy ra BTV/ người dẫn lại đến sau khách mời.
 
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
MUSIC
Tiện ích

Liên kết website