Với mục đích đánh giá khả năng di thực loài cây trồng mới mẻ này vào các vùng đất ở Miền Trung, góp phần phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, đề tài “Đánh giá khả năng di thực cây Quinoa (Chenopodium quinoa Willd) phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với biển đổi khí hậu tại tỉnh Quảng nam và tỉnh Quảng Trị” được Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung thực hiện từ tháng 01/2015 đến tháng 7/2017, do TS. Trần Thị Hân làm chủ nhiệm. Đề tài thuộc chương trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm KHCNVN với các địa phương, đã được Hội đồng đánh giá nghiệm thu loại xuất sắc vào ngày 05/9/2017.
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về di thực cây Quinoa vào các tỉnh Miền Trung, và là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về cây Quinoa tại Việt Nam. Đề tài đã thu được các kết quả nghiên cứu cụ thể như:
Về nghiên cứu di thực: Cây Quinoa di thực được vào các vùng đất đã nghiên cứu tại huyện Phú Ninh, huyện Thăng Bình và huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam; huyện Cam Lộ và huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị. Thời vụ trồng là Đông Xuân và Xuân Hè với mức phân bón: 80 N + 80 P2O5 + 40 K2O/ha, phương thức gieo ươm cây con rồi chiết trồng kết hợp mật độ 25 cây/m2 cho kết quả. Sâu bệnh hại chủ yếu là sâu tơ, sâu xám và bệnh sương mai, bệnh chết rạp cây con. Sâu hại và bệnh chết rạp cây con hại nặng vào giai đoạn cây non. Bệnh sương mai hại nặng vào giai đoạn từ khi hoa nở đến khi hạt chín.
Về nghiên cứu trồng thử nghiệm: Tại tỉnh Quảng Nam, đề tài đã trồng thử nghiệm vụ Đông Xuân 2016-2017, năng suất cây Quinoa tại Phú Ninh đạt 0,65 tấn/ha; Thăng Bình 0,54 tấn/ha và Tiên Phước 0,37 tấn/ha. Lợi nhuận trên diện tích 1 ha trong 1 vụ từ 101.400.000đ (mô hình Phú Ninh) đến 57,720.000đ (Tiên Phước) và 84.240.000đ (Thăng Bình), cao hơn cây lạc, ngô, sắn và khoai lang từ 50-75 triệu (Phú Ninh); từ 39 -55 triệu (Thăng Bình); từ 13-28,6 triệu (Tiên Phước).
Ảnh: Mô hình ở tỉnh Quảng Trị
Đề tài đã công bố 06 bài báo trên các tạp chí của Bộ KHCN; Bộ NN&PTNT và các trang tin KHCN tại các địa phương. Đề tài tổ chức 05 hội thảo và xây dựng 02 phóng sự phát trên các đài truyền hình khu vực và địa phương nhằm giới thiệu cây Quinoa với đông đảo người dân và cán bộ quản lý.
Các kết quả của đề tài đã góp phần bổ sung các dữ liệu về khả năng canh tác cây Quinoa tại Miền Trung cũng như tại Việt Nam. Đây cũng là bước đầu cho các nghiên cứu sâu hơn về loài cây trồng này cũng như nghiên cứu nâng cao năng suất, tình hình sâu bệnh hại, đánh giá chất lượng hạt, khả năng chế biến…phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích hợp tại các địa phương trong bối cảnh khí hậu biến đổi như hiện nay.
- Thanh niên Công Thương với pháp luật về thương mại điện tử
- Hội thảo trực tuyến “Truy xuất nguồn gốc – Nâng tầm nông sản Việt”
- Phát động cuộc thi ảnh ‘Sắc xanh tình nguyện’ trên mạng xã hội
- Thúc đẩy chuyển đổi số và khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP
- Triển lãm Mô hình “không gian khoa học – công nghệ” Cụm đoàn trường học Khối các cơ quan Trung ương năm 2021
- Diễn đàn Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu
- HỘI THẢO “GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHỞI NGHIỆP TRONG THANH NIÊN GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)”
- Khai mạc Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo” toàn quốc năm 2020
- Đẩy mạnh việc phát triển tài sản trí tuệ
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống ngỗng xám